Hướng dẫn cách đấu van phao điện bơm nước tự động cho bể nước


Các thành phần cần chuẩn bị





Bạn cần chuẩn bị một số thành phần sau đây để có thể lắp đặt một cái phao điện bơm nước tự động vào bể nước khi hết nước





1.Bể nước









2.Phao điện 1 cái









3.Ổ cắm điện









4.Máy bơm nước









5.Dây điện loại dây đôi chiều dài đủ với viêc bố trí hệ thống nhà bạn









6.ổ cắm chống giật






















II.Sơ đồ đấu nối hệ thống van phao điện bơm nước tự động





Chúng ta sẽ tiến hành đấu nối các thành phần mô tả ở mục I nói trên thành một hệ thống bơm nước tự động hoạt động theo nguyên tắc sau:





Lưu ý: Luôn luôn đấu dây chạy qua cái van phao điện là dây pha lạnh(dây trung tính)N của nguồn điện xoay chiều để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Trong các sơ đồ mà tôi mô tả bên dưới đây dây pha lạnh(dây trung tính -N) có màu xanh các bạn nhé.

Tuyệt đối không được đấu pha lửa chạy qua cái van phao đó vì nếu đấu pha lửa chạy qua cái van phao đó trong khi nó được lắp vào bể nước sẽ gây ra vấn đề điện giật cho ngưới sử dụng gây nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng.Nếu ai đấu dây lửa (Pha nóng-L) của nguồn điện chạy qua cái van phao đó làm cho người dùng nước bị điện giật dẫn đến chết người thì tôi sẽ không chịu trách nhiệm về việc đấu nối sai cách đó của bạn ,các bạn phải tuyệt đối lưu ý về điều mà tôi cảnh báo này các bạn nhé.





Lưu ý :Tất cả các vị trí ổ cắm trong các sơ đồ đấu nối trong các phần mô tả ngay bên dưới đây là loại ổ cắm chống giật chứ không phải loại ổ cắm thông thường các bạn nhé.Vì sử dụng ổ cắm chống giật là thực hiện mục đích bảo vệ người sử dụng khỏi bị điện giật trong trường hợp có dò dỉ điện ra vỏ máy bơm hoặc ra vỏ bình đựng nước .Có ổ cắm chống giật chúng ta sẽ hoàn toàn yên tâm khi đấu nối theo các sơ đồ như mô tả ở các phần bên dưới này.





1.khi nước trong bể đầy thì máy bơm sẽ không chạy không bơm nước vào bể nước.





Khi nước trong bể đầy thì hai quả phao của cái van phao sẽ nổi lên mặt nước và chúng sẽ không thể kéo nổi cái công tắc bên trong van phao làm công tắc đó hở ra máy bơm sẽ không chạy. vị trí ổ cắm trong sơ đồ đấu nối này là loại ổ cắm chống giật các bạn nhé.




2.Khi mực nước trong bể bị tụt xuống đến vị trí của phao số 2 khi nó ở phương thẳng đứng thì hai quả phao của phao điện sẽ kéo công tắc bên trong cái phao điện tự động đóng lại làm kín mạch cung cấp nguồn điện xoay chiều cho cái máy bơm làm máy bơm sẽ tự động chạy và bơm nước vào bể nước.





Khi nước trong bể cạn làm cả hai quả phao treo theo phương thẳng đứng thì chúng sẽ kéo cái công tắc trong van phao đóng lại và máy bơm sẽ chạy bơm nước vào bể. vị trí ổ cắm trong sơ đồ đấu nối này là loại ổ cắm chống giật các bạn nhé.




Khi nước được bơm vào bể nước đến mức nước đủ nhiều và làm nổi cả hai cái quả phao của van phao khiến công tắc bên trong cái van phao bơm nước tự động được nhả ra làm hở mạch cung cấp nguồn điện cho máy bơm khiến nó mất điện không chạy nữa và dừng việc bơm nước lại.






Khi nước trong bể đầy thì hai quả phao của cái van phao sẽ nổi lên mặt nước và chúng sẽ không thể kéo nổi cái công tắc bên trong van phao làm công tắc đó hở ra máy bơm sẽ không chạy . vị trí ổ cắm trong sơ đồ đấu nối này là loại ổ cắm chống giật các bạn nhé.




Khi người sử dụng dùng nước làm nước trong bể nước vơi dần đi và vơi đến mức nước mà hai qua phao của cái van phao điện không nổi trong nước nữa mà nó lại được treo lơ lửng theo phương thẳng đứng và lại kéo đóng cái công tắc cấp nguồn điện xoay chiều cho máy bơm nước chạy










Khi nước trong bể cạn làm cả hai quả phao treo theo phương thẳng đứng thì chúng sẽ kéo cái công tắc trong van phao đóng lại và máy bơm sẽ chạy bơm nước vào bể . vị trí ổ cắm trong sơ đồ đấu nối này là loại ổ cắm chống giật các bạn nhé.




và quá trình lại lặp lại việc bơm nước vào bể đến khi nước trong bể đã đầy và lại làm nổi cả hai quả phao của cái van phao điện khiến chúng nổi trong nước và không có phương thẳng đứng nữa làm công tắc trong van phao không bị kéo xuống nữa và nó được nhả hở ra làm ngắt nguồn điện cấp vào máy bơm và máy bơm lại dừng không bơm nước nữa (vì bể đã đầy nước)





Quá trình bơm nước vào bể khi nước bị hết và dừng bơm nước khi nước trong bể đã đầy cứ thể lặp đi lặp lại nhờ sự điều khiển việc đóng ngắt cái công tắc bên trong van phao điện nhờ sự tác động của mực nước trong bể tác động lên hai quả phao của cái van phao điện và hai quả phao đó lại tác động lên cái công tắc bên trong cái van phao điện làm nó đóng khi nước trong bể hết và ngắt khi nước trong bể đã đầy cứ thế lặp đi lặp lại.


















Và như vậy ta đã có một hệ thống bơm nước tự động bằng cách lắp van phao điện để điều khiển hoạt động bật tắt cho cái máy bơm nước của bạn khiến nó bơm nước vào bể khi nước trong bể bị cạn và dừng bơm khi nước trong bể đã đầy một cách hoàn toàn tự động rồi đó các bạn nhé.





Các bạn hãy thử lắp đặt van phao điện cho hệ thống bơm nước vào bể nhà bạn theo cách mà tôi mô tả ở trên xem sao.Chúc các bạn thành công!






style="display:block"
data-ad-format="autorelaxed"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="6493332957">


No comments:

Post a Comment

Mã giảm giá Shopee-Tiki

...